In-game purchase (Giao dịch trong Game)
In-game purchase (Giao dịch trong Game)
Một giao dịch trong Game được thực hiện khi người dùng của ứng dụng Game di động thanh toán bên trong ứng dụng để mua các vật phẩm ảo như tiền trong Game, nâng cấp cấp độ và các tính năng mới.

Giao dịch trong Game là gì?

Trong ngành công nghiệp Game di động, các giao dịch trong ứng dụng là một trong những chiến lược kiếm tiền hiệu quả nhất để tối đa hóa doanh thu. Giao dịch trong ứng dụng có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào sau khi ứng dụng được cài đặt và mở bởi người dùng, và tiền thật sẽ được thanh toán để đổi lấy các vật phẩm Game ảo như xu, năng lượng, và vũ khí.

Ngày nay, lợi ích từ việc sử dụng phiên bản miễn phí là không thể chối bỏ, và người dùng có xu hướng e ngại hơn trong việc chi tiền cho hoạt động lần đầu. Giao dịch trong Game hoạt động rất hiệu quả với xu hướng hành vi này của người dùng vì, sau cài đặt ban đầu, người dùng có đầy đủ quyền truy cập vào Game mà không tốn phí nào. Sau khi người dùng dường như đã  tương tác với ứng dụng hoặc cần sự giúp đỡ để hoàn thành một cấp độ, giao dịch trong Game sẽ xuất hiện để giải quyết vấn đề. Đây là thời điểm hoàn hảo để phát hành một ưu đãi giao dịch trong Game liên quan đến việc giúp họ tiếp tục chơi hoặc hoàn thành cấp độ. Sau đó, người dùng sẽ bị thuyết phục về chi phí ngầm và sẽ có xu hướng thực hiện mua sắm.

Theo lẽ thông thường, mức độ tương tác của người dùng sẽ tăng lên, vì độ cam kết của họ đối với Game bây giờ tương đương với số thời gian và tiền họ đã bỏ ra. Bên cạnh đó, tiền kiếm được từ các giao dịch trở thành nguồn thu nhập chính cho các nhà quảng cáo.

Các loại giao dịch trong Game

Dưới đây là các loại giao dịch trong Game được sử dụng phổ biến nhất, và các nhà quảng cáo có thể chọn lựa tùy thuộc vào thời điểm và thể loại của Game.

Hàng hao hụt (Consumables):

Đây là những sản phẩm ảo có thể hao hụt hoặc sử dụng một lần và sau đó không còn sử dụng được nữa. Những vật như tiền trong game, mạng sống phụ và năng lượng thêm đều được tính là hàng hao hụt.

Không hao hụt (Non-consumables):

Đây là các vật phẩm ảo mà người dùng có quyền sở hữu vĩnh viễn và có thể sử dụng lại nhiều lần một khi đã mua. Việc mở khóa cấp độ mới trong Game, mua một nhân vật mới/nâng cấp một nhân vật, hoặc thanh toán để loại bỏ quảng cáo trong một Game đều là ví dụ về giao dịch không hao hụt.

Gói đăng ký tự động (Auto-renewing subscriptions):

Người dùng có thể thanh toán cho các gói đăng ký trong Game để có trải nghiệm cao cấp hoặc bất kỳ lợi ích nào mà ứng dụng đang cung cấp. Đây là loại đăng ký tự động gia hạn sau lần mua đầu tiên, và thanh toán xảy ra đều đặn theo chu kỳ đăng ký. Ví dụ về các tính năng cao cấp mà một gói đăng ký có thể cung cấp là tiền trong Game và việc nhận các vật phẩm mới hàng ngày.

Gói đăng ký không tự động gia hạn (Non auto-renewing subscriptions):

Những gói đăng ký này không tự động gia hạn, và người dùng phải thủ công gia hạn và thanh toán cho gói đăng ký tiếp theo của họ. Các mùa Battle Pass được tính là gói đăng ký không tự động gia hạn.

Áp dụng giao dịch trong Game một cách hiệu quả:

Hàng triệu giao dịch nhỏ được thực hiện trong Game có thể giúp doanh thu của ứng dụng Game di động tăng vọt, giúp nhà phát triển ứng dụng cải thiện tình hình kinh doanh tức thì. Dưới đây là một số phương pháp tốt nhất sẽ tăng lượng giao dịch trong Game:

Đề xuất giao dịch trong Game vào thời điểm thích hợp:

Như đã đề cập ở trên, việc tìm ra thời điểm thích hợp để giao dịch trong ứng dụng là chìa khóa để chuyển đổi người dùng. Bạn không nên quá áp đặt hoặc vội vàng phát hành các lựa chọn giao dịch ngay sau khi cài đặt, vì điều này dễ làm người dùng rời ứng dụng. Cho họ thời gian để nhận ra giá trị và niềm vui từ việc chơi Game, và đề xuất giao dịch trong ứng dụng ngay lúc họ cần sẽ giúp giữ người dùng trong ứng dụng lâu hơn.

Đa dạng hóa các ưu đãi:

Không giống như sự chênh lệch giá lớn giữa các vật phẩm trong Game, việc đa dạng hóa số lượng lựa chọn và phân khúc giá sẽ tăng khả năng một vật phẩm với giá thích hợp sẽ đáp ứng nhu cầu của người dùng. Từ đó, bạn có thể thu hút nhiều nhóm người dùng hơn, đóng góp vào việc tăng tỷ lệ chuyển đổi người dùng.

Tiến hành nghiên cứu kỹ càng về người dùng của bạn

Nhìn chung, việc thực hiện nghiên cứu đầy đủ về người dùng và đánh giá sở thích, nhu cầu và hành vi trong ứng dụng rất quan trọng để thực hiện các chiến lược đã nêu trên. Việc biết rõ những gì người dùng của bạn muốn và nhắm tới họ vào đúng thời điểm sẽ mang lại tăng trưởng vượt bậc cho doanh nghiệp game di động của bạn.

Subscribe to the newsletter for marketing trends, insights, and strategies.
Get a mail whenever a new article is uploaded.
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

모바일 앱 성장의 시작

데이터 수집부터 광고 채널 성과 측정, 분석까지
에어브릿지에서 빠르고 정확하게
전세계 마케터 2만명과 함께하세요.
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.