Paywall
Paywall (Bức tường phí) là một rào cản kỹ thuật số giới hạn quyền truy cập của người dùng vào một số tính năng hoặc nội dung cụ thể cho đến khi họ đăng ký hoặc thanh toán phí. Đây là một công cụ kiếm tiền được sử dụng bởi nhiều nền tảng dựa trên việc đăng ký, nhằm cung cấp các lợi ích và nội dung độc quyền cho người dùng nếu họ thanh toán một khoản chi phí.

Paywall là gì?

Paywall thường được các doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ những nội dung và dịch vụ cụ thể mà họ không muốn cung cấp miễn phí. Paywall yêu cầu người dùng đăng ký theo định kỳ hoặc thanh toán một khoản phí riêng để có quyền truy cập một phần hoặc toàn bộ nội dung ẩn. Tùy vào quyền quyết định của thương hiệu và các nhà quảng cáo mà các quyết định sẽ được đưa ra biểu quyết: bao nhiêu nội dung sẽ bị giữ lại, cách thiết lập mức giá cho chương trình đăng ký của họ, loại paywall sẽ được sử dụng, v.v. Paywall được sử dụng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các trang tin tức, nguồn thông tin giáo dục và các dịch vụ phát sóng.

Paywall trong ứng dụng di động

Các ứng dụng di động sử dụng một màn hình paywall, được tích hợp trong ứng dụng và hoạt động như một rào cản để hạn chế quyền truy cập của người dùng. Màn hình paywall thường bao gồm thông tin về các ưu đãi đăng ký, các tùy chọn giá cả khác nhau và một nút hành động (CTA) mà người dùng có thể nhấp vào để thực hiện mua sắm. Mỗi ứng dụng thiết kế và định dạng màn hình paywall của mình với các yếu tố tốt nhất đại diện cho các tính năng đăng ký và giá trị của ứng dụng, và các nhà quảng cáo cũng có thể quyết định khi nào hiển thị màn hình trong phiên ứng dụng của người dùng.

Phân loại paywall

Hard paywall

Mô hình này yêu cầu người dùng đăng ký theo định kỳ trước khi có quyền truy cập vào bất kỳ thông tin hoặc dịch vụ nào. Thiết lập một rào cản cứng như vậy có thể kèm theo rủi ro, đặc biệt là nếu người dùng tìm thấy thông tin ở những nơi khác với giá tốt hơn. Đây có thể không phải là lựa chọn tối ưu nếu việc giữ chân người dùng là ưu tiên. Hiện nay, các ứng dụng như The Wall Street Journal, Financial Times và các bên báo điện tử lớn khác sử dụng mô hình này.

Soft/Metered paywall

Soft paywall (hay còn được gọi là metered paywall) sử dụng phương pháp đo thời gian hoặc đo lượt xem để đặt một giới hạn về lượng truy cập miễn phí được cấp cho người dùng. Ví dụ, người dùng không trả phí có quyền truy cập miễn phí vào ứng dụng trong khoảng một tháng hoặc đọc tối đa 10 bài viết miễn phí. Khi vượt quá giới hạn này, họ sẽ phải thanh toán một khoản phí đăng ký để tiếp tục sử dụng ứng dụng. Nhiều dịch vụ phát sóng như Netflix, Disney+ và YouTube TV sử dụng cơ chế này.

Freemium paywall

Với freemium paywall, người dùng có lựa chọn sử dụng ứng dụng miễn phí hoặc trả phí đăng ký. Tất cả người dùng đều được cung cấp các tính năng cơ bản, trong khi những người trả phí có quyền truy cập vào các tính năng cao cấp bổ sung. Mô hình này mang lại sự tự do lựa chọn cao cho người dùng, đồng thời cho phép họ quyết định liệu có đăng ký hay không tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân. Các ví dụ về freemium paywall bao gồm Spotify, LinkedIn và Uber.

Dynamic paywall

Dynamic paywall là một phát triển gần đây, sử dụng công nghệ học máy để phân tích hành vi người dùng và tùy chỉnh paywall tương ứng. Với mô hình này, các ứng dụng thu thập thông tin theo thời gian về mỗi người dùng để đánh giá các đặc điểm như hành vi đăng ký, thời gian mỗi phiên dùng ứng dụng, thói quen đọc và sở thích. Dựa trên những đặc điểm này, các ứng dụng có thể quyết định paywall phù hợp nhất cho mỗi người. Ví dụ, nếu người dùng có khả năng đăng ký cao với hoạt động thường xuyên trong các ứng dụng tin tức tài chính, Financial Times có thể cung cấp cho họ cơ chế hard paywall. Nếu người dùng có khả năng đăng ký thấp và chỉ thỉnh thoảng mới đọc tin tức, metered paywall có thể là lựa chọn phù hợp hơn. Mặc dù người dùng có thể trải qua các trải nghiệm khác nhau với dynamic paywall, mô hình này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tối đa hóa tiềm năng doanh thu cũng như thúc đẩy tăng trưởng lưu lượng người dùng.

Những kỹ thuật giúp tối ưu hóa paywall

Nhìn chung, mục đích cuối cùng của paywall là kiếm lợi nhuận, cũng như giúp ứng dụng tối đa hóa lợi ích và giữ chân người dùng. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần thiết kế paywall một cách thông minh, đảm bảo chúng mang lại lợi ích cho thương hiệu. Dưới đây là một số phương pháp để marketer cải thiện chiến lược paywall của mình:

Tăng khả năng tiếp cận đối với paywall:

Các nhà quảng cáo nên xem xét việc hiển thị màn hình paywall thường xuyên hơn trên thiết bị của người dùng. Có khả năng cao là người dùng sẽ không để ý hoặc chỉ quét qua quảng cáo paywall ở lần đầu tiên, vì vậy việc hiển thị quảng cáo nhiều lần đảm bảo rằng người dùng sẽ có cơ hội gặp lại paywall tại một số điểm trong phiên sử dụng app của họ. Hơn nữa, hiển thị liên tục có thể đóng vai trò như một lời nhắc nhở, đặc biệt là đối với những người đăng ký tiềm năng đang xem xét nhưng do dự về việc thanh toán. Những lần hiển thị liên tục sẽ có khả năng thuyết phục người dùng thực hiện một giao dịch hơn. 

Xây dựng quy trình onboard hiệu quả sau khi đăng ký:

Khi người dùng đã thanh toán, điều quan trọng là họ được thông tin về cách tận dụng tối đa dịch vụ đã đăng ký. Ứng dụng không nên khiến người dùng hối tiếc về việc chi tiền và, trong trường hợp tệ nhất, hủy đăng ký. Do đó, cần có một quy trình giới thiệu ứng dụng hiệu quả, cho người dùng thấy cách họ có thể truy cập tất cả các dịch vụ được cung cấp, đồng thời tập trung vào những lợi ích để tạo cảm giác độc quyền.

Thử nghiệm A/B với các định dạng khác nhau:

Marketer nên tiến hành thử nghiệm A/B với các biến thể thiết kế paywall khác nhau để xác định lựa chọn nào hoạt động tốt nhất. Màn hình paywall cần có giao diện hút mắt và dễ tương tác để người dùng có ý định đọc tiếp nội dung. Thiết kế, bố cục và vị trí của các yếu tố trên paywall đều quan trọng đối với cách quảng cáo được nhìn nhận, và thử nghiệm A/B sẽ giúp xác định xem lựa chọn nào hiệu quả nhất.

Xây dựng kế hoạch giá tối ưu:

Bằng cách so sánh giá của đối thủ và xác định chính xác giá trị của các dịch vụ trong ứng dụng, marketer có thể đặt mức giá hợp lý cho chương trình đăng ký của mình. Nếu đặt giá quá thấp, ứng dụng sẽ gặp khó khăn trong việc bù đắp chi phí paywall. Ngược lại nếu giá thành quá cao, điều này có thể làm cho nền tảng trở nên khó tiếp cận và đẩy người dùng ra xa. Chìa khóa là tìm ra sự cân bằng lý tưởng, từ đó tối ưu hóa lợi ích giữa hai bên cũng như tăng độ uy tín cho thương hiệu.

Subscribe to the newsletter for marketing trends, insights, and strategies.
Get a mail whenever a new article is uploaded.
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

모바일 앱 성장의 시작

데이터 수집부터 광고 채널 성과 측정, 분석까지
에어브릿지에서 빠르고 정확하게
전세계 마케터 2만명과 함께하세요.
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.